PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỨC
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN

PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

 

Như chúng ta đã biết, tình trạng bạo lực học đường trong xã hội hiện nay liên tục xảy ra, là nỗi bức xúc của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu thêm về nạn bạo lực học đường trong trường học.

1. Thế nào là bạo hành?

Là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác.

2. Bạo lực đối với trẻ em là các hành vi sau:

Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hành hạ, ngược đải, đánh đập hoặc có hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ em.

Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, bắt làm những việc trái đạo đức xã hội.

Cưỡng ép lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.

Để trẻ chứng kiến bạo lực gia đình.

3. Hậu quả của hành vi bạo lực:

Để lại hậu quả nặng nề cho trẻ em.

Về thể chất: Đau đớn, thương tích, ảnh hưởng xấu đến phát triển cơ thể.

Về trí tuệ: Học hành giảm sút, chậm phát triển trí tuệ.

Về hành vi: Thụ động, ngại giao tiếp, rối loạn hành vi, hung hăng, cư xử bạo lực với ngưới khác.

Về tâm lý: Mặc cảm, tự ti, mất lòng tin, thờ ơ, né tránh, gây rối nhiễu tâm lý.

Làm xói mòn đạo đức gia đình và xã hội, gây bất ổn hoặc tan vỡ gia đình, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn của cộng đồng và xã hội.

4Một số dấu hiệu hoặc biểu hiện của trẻ em bị bạo lực

* Trên cơ thể:

Vết thâm tím, trầy xước; vết thương xuất hiện ỡ những chỗ thường khó có thương tích khi bị ngã; vết thương đang lên da non, vết sẹo, vết trầy xiết…

Vết bỏng do thuốc lá hoặc bàn là, nước sôi, xuất hiện ở nhiều chỗ trên cơ thể.

Vết gãy, vỡ rạn xương…

*Về tâm lý, thái độ và hành vi:

Trẻ sợ hãi, hoãng loạn, né tránh tiếp xúc, có hành vi tự huỷ hoại mình, kết quả học tập sút kém.

5Thông báo hoặc tố giác các trường hợp trẻ em bị bạo lực:

Vì lương tâm và trách nhiệm bảo vệ tre em, mọi cá nhân, gia đình, trẻ em và cộng đồng hảy thông báo, tố giác cho người/cơ quan có trách nhiệm nếu nghi ngờ, phát hiện, chứng kiến trường hợp trẻ em bị bạo lực.

Cần thông báo, tố giác hịp thời, trung thực, chính xác các thông tin có liên quan đến trẻ em bị bạo lực và đối tượng có hành vi bạo lực trẻ em.

Không tố giác sai sự thật về trường hợp trẻ em bị bạo lực để làm hại người khác.

Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.

Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ cuộc sống trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm người. Nhà trường và thầy cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe giáo dục học sinh.

Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt nội dung phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CÁCH PHÒNG TRÁNH

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói....

* Dạy con 5 kỹ năng cơ bản để kêu cứu

1. Né tránh: Tảng lờ lời công kích; Không trao đổi ánh mắt; Đếm từ 1 đến 5, hít một hơi thở sâu, bỏ đi thật nhanh.

2. Đàm phán với sự thân thiện: Nói với giọng bình tĩnh, tốc độ chậm, rõ ràng; Nhìn thẳng khi nói chuyện.

3. Đàm phán với sự cương quyết: Giọng nói quyết đoán, tông cao; Nói với kẻ bắt nạt bằng các mệnh lệnh chủ động như: "Dừng lại ngay! Bạn đang làm tôi đau! Tôi không thích những gì bạn đang làm với tôi!". Không sử dụng các mệnh lệnh bị động như: "Đừng đánh tôi! Xin hãy tha cho tôi!".

- Cảnh báo hậu quả nếu hành vi bạo lực tiếp diễn: "Tôi sẽ báo với cô chủ nhiệm và bố mẹ của tôi ngay!".

4. Tìm sự hỗ trợ khẩn cấp: Cố gắng đứng thẳng, đầu ngẩng cao, dáng điệu tự tin (người rướn về phía trước, mắt mở to, nhìn thẳng không chớp); Đi nhanh đến một nơi có đông người hơn; Trong trường hợp không thể chống cự, cuộn tròn người để bảo vệ vùng ngực, bụng, hai tay che theo hình khiên để bảo vệ bộ phận đầu và tai.

5. Báo cáo: Thông báo ngay với một người đáng tin cậy như người thân trong gia đình, thầy cô giáo, hàng xóm, bạn thân… về sự việc; Thông báo với bất kỳ người ngoài cuộc nào đang có mặt tại hoặc gần hiện trường: bảo vệ nhà trường, bác lao công, người đi đường, bạn cùng lớp…

* Làm sao để biết con là nạn nhân của bạo lực học đường?

Dù con không nói, hành vi bạo lực thường để lại dấu hiệu rõ rệt mà phụ huynh có thể quan sát thấy từ con em mình:

- Xuất hiện các vết thương, bầm tím không rõ nguyên nhân.

- Sinh hoạt bất thường, kém ăn, khó ngủ hoặc ngủ li bì.

- Sức khỏe thay đổi, ốm, sốt, xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, dễ bị hoảng loạn (la hét, ác mộng, giật mình).

- Không muốn đến trường.

- Từ chối chia sẻ về bạn bè hay các hoạt động diễn ra tại trường lớp.

- Từ chối tham gia các hoạt động của gia đình, nhà trường, cô lập bản thân và chỉ muốn ở một mình.

- Buồn bã, tức giận, lo âu, sợ hãi vô cớ.

- Tự làm đau bản thân (cắt tay, đập đầu, đấm vào tường, tự đốt bản thân…)

* Làm gì khi phát hiện con là nạn nhân của bạo lực học đường?

- Hãy giúp con lên tiếng và là đại diện cho tiếng nói của con nhanh nhất và sớm nhất có thể.

- Chọn một không gian yên tĩnh, thân thuộc mà con yêu thích hay cảm thấy an toàn để nói chuyện với con.

- Sử dụng các câu hỏi mở để giúp con chia sẻ được thông tin như: Sự việc xảy ra từ khi nào? Sự việc diễn ra như thế nào? Sự việc khiến con cảm thấy ra sao? Những gì con muốn làm để giải quyết sự việc? Làm thế nào để bố/mẹ có thể giúp con?

- Không sử dụng các câu hỏi đóng như: Con có bị đánh không? Có phải bạn A đánh con không? Con đã làm gì sai để bị bạn đánh, phải không?

- Giải thích cho con về hệ thống bảo hộ mà nhà trường có thể hỗ trợ ngay sau khi con thông báo với thầy cô, bạn bè.

- Khẳng định với con rằng người lớn sẽ ở bên cạnh con và con sẽ không phải đương đầu với sự việc một mình.

- Nhanh chóng thông báo với thầy cô, nhà trường, các cơ quan chức năng, giới truyền thông. Cung cấp đầy đủ chính xác diễn biến sự việc với thái độ bình tĩnh, mạch lạc. Đừng đổ lỗi ngay cho giáo viên hay các nhà chức trách - họ có thể không biết hết chuyện gì đang xảy ra và đang cần những thông tin đầu tiên từ phía gia đình.

- Yêu cầu nói chuyện với cha mẹ của các bên liên quan. Luôn nhớ rằng người thực hiện hành vi bạo lực cũng là một đứa trẻ.

Hãy chung tay để đẩy lùi, bài trừ bạo lực học đường. Vì đây không chỉ là trách nhiệm của tôi, của bạn, của trường học, của ngành giáo dục mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Như chúng ta đã biết, tình trạng bạo lực học đường trong xã hội hiện nay liên tục xảy ra, là nỗi bức xúc của xã hội, nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp b ... Cập nhật lúc : 17 giờ 9 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Nghỉ hè luôn là thời điểm được các cháu học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian để vui chơi, nghỉ ngơi, khám phá xung quanh. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói ch ... Cập nhật lúc : 17 giờ 1 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Đau mắt đỏ thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần ở một người bởi cơ thể con người không thể ... Cập nhật lúc : 16 giờ 58 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát sinh, phát triển, dễ lây lan như: thủy đậu, quai bị, rubella, cúm A, sởi, tay chân miệng, viêm đường hô hấp, tiê ... Cập nhật lúc : 16 giờ 57 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Hình ảnh hoa sen là một hình ảnh thật gần gũi mà cao quý, đơn giản mà đẹp xinh. Câu ca dao đã so sánh hình ảnh Bác Hồ với hình ảnh hoa sen. Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam và Bác Hồ trở thà ... Cập nhật lúc : 16 giờ 18 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Chúng ta đang sống trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử. Tháng 5 gợi cho chúng ta nhớ về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 17 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Chúng ta đang sống trong không khí hào hùng của những ngày tháng 5 lịch sử. Tháng 5 gợi cho chúng ta nhớ về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 12 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Buổi giới thiệu sách hôm nay em xin giới thiệu cuốn sách: “ Truyện kể về danh nhân thế giới” của tác giả Nguyễn Kim Lân sưu tầm và biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục, xuất bản năm 2007, gồm 1 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 9 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Bạn đọc thân mến! Chiến tranh đã lùi xa nhưng những kì tích của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến công của những người đã sống, chiến đấu và hy sinh vì sự ngiệp đấu tranh giải ... Cập nhật lúc : 16 giờ 6 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Đọc truyện luôn luôn là nhu cầu và niềm say mê của mỗi chúng ta. Trong nhiều năm qua, hàng trăm tên sách viết cho thiếu nhi có nội dung hay và nghệ thuật hấp dẫn đều được các em đón nhận một ... Cập nhật lúc : 15 giờ 35 phút - Ngày 27 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 năm học 2012-2013
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN năm học 2013-2014
Thông tư ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Thông tư 32 về việc đánh giá, xếp loại học sinh bậc tiểu học
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 03/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 01/2013
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 12/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 4 cấp trường tháng 11/2012
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 2
Đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi lớp 3 cấp trường - lần 1
Đề thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 08/3 - 26-3 năm học 2012 - 2013
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 2
DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
DANH SÁCH TIẾP NHẬN NGUỒN TÀI TRỢ VIỆN TRỢ NĂM HỌC 2018 -2019
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2018 -2019
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2018 - 2019 CẤP TIỂU HỌC
NỘI DUNG HỌP PHHS LỚP ĐẦU NĂM HỌC 2018 -2019
THỜI KHÓA BIỂU NĂM HỌC 2018 -2019
KẾ HOACH BÔI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2012 - 2013
Mẫu đánh giá, xếp loại Cán bộ, giáo viên , nhân viên năm học 2012 - 2013 của PGD
Hướng dẫn của Công Đoàn giáo dục huyện V/v xét trợ cấp Hưởng ứng năm gia đình Việt Nam năm 2013 và Tháng hành động vì Trẻ em, Ngày gia đình Việt Nam trong CNVC, LĐ
Kết quả giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4 năm học 2012 - 2013
Kết quả xếp giải Viết chữ đẹp cấp huyện năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện + Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự các trường Tiểu học trong huyện)
Kết quả xếp giải Olympic học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2012 - 2013 (Xếp theo thứ tự PGD)
12